Thay nước làm mát ôtô: những lưu ý "đề đời"
Các bạn nên kiểm tra két nước làm mát thường xuyên hoặc trước mỗi chuyến đi xa. Hoặc ngay cả khi đi trên đường, nếu đồng hồ báo nhiệt độ động cơ ở mức cao thì các bạn nên dừng xe để tiến hành kiểm tra két nước làm mát. Dưới đây là những lưu ý quan trọng về nước làm mát trên ôtô, like và share để dành những lúc cần kíp nhé.
Chia sẻ "Khi nào cần thay nước làm mát cho xe?" của một số bạn như sau
Ý kiến của anh Trường: “Nếu bạn chạy xe ở môi trường bình thường, đang dùng loại dung dịch bình thường, không có khuyến cáo đặc biệt thì bạn có thể an tâm chạy 2 năm, tương đương 5-7 vạn km hoặc thậm chí hơn nữa nếu bạn thường xuyên kiểm tra và châm thêm mà không cần thay toàn bộ. Mình thì chạy con Daewoo Lacetti 40 000 Km mình thay 1 lần hoặc khi nước đã ở gần mức min.”
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn Lịnh: “Mình nghĩ việc kiểm tra mực nước làm mát phải thực hiện thường xuyên, đảm bảo mực nước làm mát trong bình nước phụ luôn nằm ở giữa vị trí “Full” và “Low” khi động cơ đang nguội. Nếu mực nước làm mát thấp hơn mức “Low” trong bình nước phụ thì phải mở nắp bình nước phụ và nắp két nước để châm nước thêm nếu cần thiết.”
Nhận định của anh Đấu: “Thật ra tuổi thọ của nước làm mát còn phụ thuộc vào khí hậu, điều kiện lái xe. Nếu để quá lâu, chúng có thể bị phân hủy và gây ra tắc nghẽn trong động cơ. Để tránh vấn đề này bạn nên thay dung dịch làm mát thường xuyên hơn khuyến cáo là sau 160.000 km đầu tiên. Những lần sau đó nên thay nước làm mát động cơ sau 40.000 km. Nước làm mát phải được thay theo một lịch trình bình thường để tránh làm thay đổi thành phần hóa học trong dung dịch và tạo nên axit.”
Tham khảo "cách súc bình và thay nước làm mát xe ô tô" trên Auto Thanh Hóa
Dụng cụ:
- Nước sạch, tốt nhất là nước cất (distilled water), bằng 50% sức chứa trong hệ thống giải nhiệt (khoảng 1 gallon, giá vài ba đồng). Không bao giờ dùng nước từ trong ống nước. Vì các khoáng chất chưa được tinh lọc khỏi nước có thể làm nghẹt bình và hệ thống sau này.
- Một bình Antifreeze 1 gallon (tương đương 50% sức chứa trong hệ thống)
- Một chìa khóa (tuộc-nơ-vít) Phillips hoặc đầu dẹt
- Một phễu
- Một chậu chứa dung dịch coolant cũ
- Một đèn bấm
- Một đôi găng tay
Giai Đoạn 1: Tháo Nước Ra Khỏi Hệ Thống
Đặt một cái thau lớn dưới đáy bình tản nhiệt, mở nút chặn cho nước thoát vào trong chậu.
- Bước 1: Chờ máy nguội, mở nắp bình tản nhiệt (Radiator)
- Bước 2: Bò vào dưới đầu xe, nhìn lên đáy bình tản nhiệt, để tìm lỗ thoát nước nằm ngay phía ngoài, rất dễ thấy nhờ cái nút khía bịt ngang, hoặc một bù long có mũ hình chữ T.
- Bước 3: Đặt một cái thau lớn – dung tích khoảng 10 lit – dưới đáy bình tản nhiệt. Dùng tay hoặc một cây kìm xoắn để mở nút cho nước thoát vào trong chậu.
- Bước 4: Đóng nút để bịt lỗ thoát nước.
- Bước 5: Đổ đầy nước lã vào bình, cho đến khi nước dâng lên đầy bình, hoặc từ ngoài nhìn vào có thể thấy mặt nước lấp loáng bên trong.
- Bước 6: Đậy nắp bình tản nhiệt.
- Bước 7: Mở máy cho chạy khoảng 5 phút để nước sạch lưu hành qua mọi ngõ ngách trong hệ giải nhiệt.
- Bước 8: Tắt máy, để máy nguội, rồi làm lại từ bước 1 tới bước 4.
Giai Đoạn II: Chế nước làm mát mới và cho “ợ khí” ra khỏi hệ tản nhiệt
- Bước 1: Xem lại cẩm nang bảo trì (manual) để biết hệ tản nhiệt trong xe của mình cần bao nhiêu Nước làm mát, mua Antifreeze (Etylene Glycol) đúng loại đưa về pha chung với nước sạch theo tỷ lệ 50/50 (một nửa Antifreeze, một nửa nước) đổ dung dịch ấy vào đầy bình tản nhiệt.
- Bước 2: Đổ đầy bình nước phụ (overflow reservoir) cũng bằng dung dịch 50/50 ấy.
- Bước 3: Vẫn mở nắp bình, đề máy cho chạy đến khi bình tản nhiệt sủi những túi bọt khí nấp ở đâu đó trong hệ thống giải nhiêt ra. Mực nước coolant trong bình sẽ từ từ hạ xuống, trong lúc có những bong bóng khí khá lớn từ trong lòng bình thoát ra vì hệ thống đang “ợ khí”. Luôn luôn để mắt trông chừng sự xê dịch của cây kim trên đồng hồ nhiệt.
- Bước 4: Đổ dung dịch đầy bình tản nhiệt, và đổ vào bình phụ tới mức cần thiết.
- Bước 5: Đậy nắp áp suất trở lại
- Bước 6: Nếu thấy máy có vẻ nóng hơn bình thường, thêm nước coolant, là vì có thể còn có túi khí đọng ở đâu đó đang được “ợ” ra.
- Bước 7: Dùng một cái phễu, chuyển nước coolant cũ vào trong bình plastic, rồi đi đổ ở một chỗ thích hợp.
Két nước làm mát là bộ phận khá quan trọng trên ôtô bạn cần lưu ý những hiện tượng lạ và thay thế nước làm mát kịp thời nếu như không muốn “vợ hai” thành đống sắt vụn.
Thông thường bao lâu bạn mới thay nước làm mát cho ôtô? Có những dấu hiệu nào nhận biệt nước làm mát cần thay ngay? Hãy chia sẻ kinh nghiệm với chúng tôi qua bình luận dưới đây nhé!
Xem thêm:
>> Cập nhật giá xe Daewoo, xe ôtô Daewoo mới, đã qua sử dụng nhanh chóng chỉ có tại Đại lý xe Daewoo
>> Rao vặt mua bán xe ôtô nhanh chóng, dễ dàng cùng Mạng Xã Hội Mua Bán Nhanh.
Thay nước làm mát ôtô: những lưu ý "đề đời", 1268, Chuyên trang Ôtô của MuaBanNhanh, Uyên Vũ, cộng đồng mạng xã hội Ôtô của MuaBanNhanh Xe ôtô, Đánh giá xe ôtô, Mua xe ôtô, Xe ôtô giá rẻ, Xe hơi Bốn Bánh, Ôtô cũ , 18/10/2016 15:31:32
Thay nước làm mát ôtô: những lưu ý "đề đời" Tư vấn sử dụng, Phụ tùng ôtô
Các bài viết liên quan đến Thay nước làm mát ôtô: những lưu ý "đề đời" , Tư vấn sử dụng, Phụ tùng ôtô
- 29/04/2019 Mua xe tải Kenbo 990kg ở đâu giá rẻ? 1127
- 28/08/2018 Tìm hiểu về chức năng O/D trên xe hơi số tự động 1131
- 13/11/2017 Hướng dẫn thay lốp ô tô 2907
- 18/05/2017 Phụ tùng ô tô Chevrolet Aveo chính hãng TPHCM 4550
- 18/10/2016 Cách bắt bệnh và thay thế bugi đúng cách cho xe ôtô 10321
- 18/10/2016 Tư thế ngồi lái ôtô như thế nào mới đúng chuẩn? 2691
- 17/10/2016 Tình huống nguy hiểm: Phải làm gì khi ôtô bị kẹt chân ga? 4808
- 26/09/2016 Các chi phí hàng tháng khi sở hữu một chiếc xe sang cỡ lớn 3852
- 17/10/2016 Những bộ phận ôtô nào cần kiểm tra trước những chuyến đi xa? 1710