Tâm sự của bác tài già về chuyện leo đèo và mất phanh
Thế nhưng, bài viết này chúng tôi không nhắc đến hay ca ngợi hành động của tài xế nữa, chúng tôi muốn cung cấp cho cộng đồng góc nhìn khác về nguyên nhân thực sự dẫn đến tình huống xe tuột dốc mỗi khi đổ đèo.
Theo chuyên gia kỹ thuật của hãng Ford Việt Nam "Khi đổ đèo, xuống dốc, nếu sử dụng chân phanh quá nhiều hoặc rà phanh kéo dài sẽ làm cho hệ thống phanh bị quá nhiệt (quá nóng) gây ra hiện tượng bị cháy phanh thậm chí làm lộn CUPEN xylanh phanh khi đạp phanh mạnh, gấp."
Một bạn khác cũng đưa ra ý kiến
"Hệ thống phanh xe giường nằm đời mới bây giờ sử dụng phanh hơi, có lốc kê nữa, trong mọi trường hợp rò rỉ đều có thể phanh được, nếu hết sạch hơi thì xe dừng hẳn luôn. Nếu bác nào xử dụng lốc kê chắc rành cái này, không có hơi xe chạy không được. Vụ này ít nhiều thì lái xe cũng có sai lầm phản ứng không kịp rồi."
Và đây là bức xúc của bác tài 50 năm kinh nghiệm trên Facebook đang được chia sẻ và tạo nhiều ý kiến trái chiều
"Tôi - một cựu tài xế có thâm niên 50 năm bẻ vành rế phải đập bàn mà thổn thức. Hỡi các bạn tài non, các bạn là những kẻ bạt mạng.
Và tôi trân trọng nhấn mạnh: Mất phanh ư? Mất não thì có.
Năm 1986, bạn tôi, anh Chuối được bổ nhiệm tài chính xí nghiệp xe khách 14. Nó mới chuyển từ đoàn 12 sang. Đoàn 12 chạy đồng bằng sánh thế nào được đoàn 14 tinh tài già, bẻ những cung đường hiểm hóc nhất miền Tây Bắc.
Chuối chạy Điện Biên chuyến thứ 2 thì lao cả xe chở 34 hành khách xuống vực. Tai nạn xảy ra cuối dốc Tòng Đậu, 18 hành khách vô tội chết oan. Nguyên nhân, anh Chuối khai mất phanh.
Một loạt nhân chứng sống sót cũng khai tương tự khi nghe bác tài gào lên là mất phanh rồi...
Hôm sau, Cảnh sát giao thông kéo xe lên và kiểm tra toàn bộ hệ thống phanh trước sự chứng kiến của ban giám đốc xí nghiệp. Kết luận: Phanh hoàn hảo.
Mất phanh ư? Mất mất cái cóc khô!
Năm 1989, anh D. tài già đoàn 14 vào cua đèo Pha Đin. Lão nhá phanh giảm tốc để ôm cua. Phanh mất hiệu lực.
Nhưng không hổ danh tài già, cựu chiến binh đoàn 59, lão cà xe vào ta luy, không hành khách nào xước mất một mẩu da ngoại trừ chú phụ xe bị vo tròn như cây giò lụa. Cảnh sát giao thông sau đó cũng kiểm tra lại hệ thống phanh và kết luận: Phanh hoàn hảo.
Có cần phải nhắc lại không: Phanh hoàn hảo.
Và do vậy: Chả có cái lý nào gọi là mất phanh cả.
Vậy thì cái gì đã thực sự xảy ra?
Hỡi các bạn tài non, các bạn thuê xe đi phượt, các bạn mới bán đất mua xế hộp, các ông giám đốc hứng chí đuổi lái xe xuống để tự bẻ lái. Các ông nên biết rằng lái xe đường đèo cần nhất là:Không nên dùng phanh.
Chớ vội cãi.
Khi đổ đèo các ông đi số một thôi, hạn chế dùng phanh đến mức tối đa. Tôi tin rằng nếu đi số một các ông chả cần gì đến phanh.
Các ông có biết tại sao mất phanh thường xảy ra ở cuối đèo không? Bởi vì những cái tay lái non oặt thường xuống đèo quá nhanh ở số ba hay bốn, cho nên vào cua là lại rà phanh.
Nhất là những xe chở khách nặng thì rà phanh liên tục dẫn đến nóng rực tăm bua, trơ lì má phanh, thậm chí sôi cả dầu phanh.
Đến gần cuối đèo, nhiệt độ lên quá cao và lúc này cả hệ thống phanh đột nhiên vô tác dụng. Sự mất phanh xảy ra đột ngột và không có dấu hiệu báo trước... tai nạn thảm khốc xảy ra.
Hôm sau, cảnh sát giao thông kéo xe lên và đạp thử phanh. Lúc này dĩ nhiên phanh đã nguội và họ kết luận: Lái xe như thế này về vườn mà đuổi ruồi.".
Bạn Thế Lâm bình luận: "Đầy ông lái xe cả 20 năm, cuối đời vẫn ăn đòn. Không ai nói hay khi ra đường cả".
Thành viên Văn Thành cho rằng: "Em không biết là do tay lái non hay như thế nào. Nhưng thực tế ông cậu em đây. Thầy dạy lái xe, mấy chục năm chạy xe khách nam bắc chắc kinh nghiệm ôm vô lăng ko phải là ít. Vậy mà cậu em vẫn bị mất phanh khi qua đèo đây. (Đèo gì mà đi từ Bắc Giang - Lạng Sơn ngày xưa ý. Em không nhớ rõ) Rất may là xử lý kịp không giờ cũng không biết bao nhiêu cái giỗ rồi".
Một bác tài ủng hộ quan điểm: "Chuẩn! Bác viết bài nói chuẩn! Ý là đi số thấp hạn chế phanh! Nói thật may mà thoát rồi! Phải nói bọn xe khách đi như ăn cướp! Không chịu đi số thấp! Vừa chậm vừa tốn dầu! Cảnh tỉnh cho ai đi như vậy".
Đoạn chia sẻ trên đã gây nhiều tranh cãi nhưng nhiều ý kiến cho rằng đây xem như là kinh nghiệm mỗi khi đổ đèo. Oto.MuaBanNhanh.com rất mong nhận được những đóng góp của các bác tài đang đọc bài viết này để giúp "các bạn tài non, các bạn thuê xe đi phượt, các bạn mới bán đất mua xế hộp, các ông giám đốc hứng chí đuổi lái xe xuống để tự bẻ lái" có kinh nghiệm hơn mỗi khi đổ đèo.
Tâm sự của bác tài già về chuyện leo đèo và mất phanh, 1098, Chuyên trang Ôtô của MuaBanNhanh, Minhnhat, cộng đồng mạng xã hội Ôtô của MuaBanNhanh Xe ôtô, Đánh giá xe ôtô, Mua xe ôtô, Xe ôtô giá rẻ, Xe hơi Bốn Bánh, Ôtô cũ , 12/09/2016 16:24:24
Tâm sự của bác tài già về chuyện leo đèo và mất phanh Học lái xe ôtô an toàn
Các bài viết liên quan đến Tâm sự của bác tài già về chuyện leo đèo và mất phanh , Học lái xe ôtô an toàn
- 26/12/2016 Để tránh nguy hiểm chết người cần nắm những quy tắc xử lý khi dừng xe khẩn cấp trên cao... 2090
- 17/10/2016 Các xe đi theo hướng mũi tên, xe nào vi phạm quy tắc giao thông 3856
- 18/10/2016 Tư thế ngồi lái ôtô như thế nào mới đúng chuẩn? 2662
- 17/10/2016 Tình huống nguy hiểm: Phải làm gì khi ôtô bị kẹt chân ga? 4772
- 09/09/2016 Những sai lầm của tài xế khi sử dụng côn và phanh xe ôtô 959